-
Hướng Dẫn Sử Dụng Dầu Neem – Neem Đơn giản Hiệu Quả Tại Nhà
- Dầu neem là gì? Dầu neem hay còn gọi là dầu hạt sầu đâu, neem oil nguyên chất ép lạnh, được chiết xuất 100% từ hạt của trái neem có chứa Azadirachtin, salamin và nimbi… có ảnh hưởng lên hơn 600 loài gây hại khác nhau như: côn trùng, tuyến trùng, nấm, rệp sáp, nhện… không gây độc cho con người và các sinh vật có lợi.
-
Thông tin dầu neem nguyên chất ép lạnh
- Tên tiếng Việt: Dầu Neem
- Tên gọi khác: Dầu Hạt Sầu Đâu, Dầu Hạt Neem, Dầu Trái Xoang
- Tên tiếng Anh: Neem Oil
- Tên gọi khác: Neem seed Oil
- Tên khoa học: Azadirachta indica
- Thông tin cây neem: Sầu đâu hay còn có các tên gọi khác là sầu đông, xoan sầu đâu, xoan ăn gỏi, xoan trắng, xoan chịu hạn, xoan Ấn Độ (danh pháp hai phần: Azadirachta indica) là một cây thuộc họ Meliaceae. Loài này được A.Juss. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1830. Đây là một trong hai loài thuộc chi Azadirachta, và sống ở các quốc gia như Bangladesh, Ấn Độ, Myanma, và Pakistan, tại các khu vực nhiệt đới và bán nhiệt đới.
- Tên gọi: Cây sầu đâu theo tên gọi của các ngôn ngữ khác: Neem tree (tiếng Anh), Azad Dirakht (tiếng Ba Tư), DogonYaro (tiếng Nigeria), Margosa, Neeb (tiếng Ả Rập), Nimtree, Nimba (tiếng Phạn), Vepu, Vempu, Vepa (Telugu), Bevu Kannada, Veppam (Tamil), ở Đông Phi, cây này được gọi là Mwarobaini (Kiswahili), có nghĩa là cây 40 vì người ta cho rằng cây này có thể dùng làm thuốc trị được 40 bệnh khác nhau.
- Đặc điểm: Cây Neem lớn nhanh, có thể đạt chiều cao 15–19 m, hiếm khi cao 35–40 m. Đây là cây thường xanh nhưng gặp khi hạn hán thì cây có thể rụng hết lá. Nhánh cây tỏa rộng có tán rậm hơi tròn hoặc ô van và có thể đạt đường kính 15–20 m. Hiện nay ở Việt Nam được trồng rất nhiều ở các nơi như là Kiên Giang, Châu Đốc và Ninh Thuận.
- Lá sầu đâu: Lá sầu đâu có màu xanh, vị đắng, hậu ngọt, tính mát, hoa thì ít đắng hơn và thơm. Hàng năm, vào khoảng tháng 10 đến tháng giêng âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa. Người dân thường hái lá sầu đâu để ăn và bán.
- Lá sầu đâu đã được khoa học chứng minh sự hữu hiệu trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh. Từ xa xưa, người Ấn Độ đã dùng lá sầu đâu để làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào và kháng các tác nhân gây đột biến gen hoặc ung thư và có thể trị được các bệnh như là: tiểu đường, chứng ngứa âm hộ, bệnh ghẻ…
- Lá sầu đâu là nguyên liệu chính để làm món gỏi sầu đâu. Lá trụng với nước sôi (hay ngon nhất là trụng với nước cơm sôi, được nấu bằng củi) cho bớt vị đắng. Thịt ba rọi luộc, sắc mỏng. Tôm sú luộc, bỏ vỏ. Khô sặc rằn nướng xé nhỏ. Dưa leo và xoài xanh bằm sợi. Trộn đều tất cả với nước mắm ớt pha chua, ngọt cho vừa khẩu vị. Rắc thêm một ít rau thơm, ngò rí, đậu phộng giã giập, thêm vài lát ớt vào dĩa gỏi cho có màu sắc hấp dẫn.
- Dầu neem – Neem Oil được chiết xuất ép lạnh từ hạt của cây neem, có tác dụng điều trị bệnh vảy nến, mụn trứng cá, eczema, ngứa, gầu và thẹo…Ngoài ra, dầu hạt neem còn được sử dụng làm thuốc hữu cơ, diệt côn trùng, tuyến trùng, nấm, nhện, sâu, rẹp, virus,… hoàn toàn không gây độc cho người, gia súc và các sinh vật khác.
-
Hướng dẫn sử dụng dầu neem cho cây đơn giản tại nhà
- Bạn hãy lấy 40ml dầu neem cho vào cốc hoặc chai nước suối, rồi cho thêm 40ml nước rửa chén, dầu gội hoặc sữa tắm. Rồi dùng thìa hoặc đũa trộn thật kỹ, đến khi không còn vệt màu đen của neem nữa thì thôi. Bước này phải làm kỹ, vì nếu dầu neem không tan hết sẽ dễ gây cháy lá. Tiếp theo chúng ta đổ thêm một ít nước vô cho dầu neem tan đều trong nước rồi mới đổ vào bình 8 lít -10 lít nước, ở trường hợp này mình dùng bình 8 lít, tùy theo dung tích bình mà chúng ta có thể thay đổi tỷ lệ cho phù hợp, tiếp tục lắc đều bình cho dầu neem tan đều trong nước.
-
Cách phun dầu neem dầu khi đã nhũ hóa
- Phun ướt đều 2 mặt lá, mặt chậu, và cả đất dưới gốc cây.
- Nếu cây đang bệnh như trĩ, rẹp, nấm… phun 3 ngày một lần, phun 4-5 lần sẽ khỏi bệnh.
- Nếu cây đang khỏe, phun để phòng bệnh thì chuyển phun phòng, cứ 15 ngày phun một lần.
-
Khuyến cáo
- Chỉ nên phun vào buổi chiều hoặc tối, không phun vào buổi sáng. Hôm sau không cần phun rửa lại lá, ai làm siêng thì sáng tưới cây phun nước lên lá luôn.
- Rệp vảy hay bám chắc vào gốc, cành và thân cây thì chúng ta dùng tăm bông nhúng dầu neem oil nguyên chất rồi quét trực tiếp lên con rệp.
- đảm bảo một phát chết luôn.
- Nếu bạn dùng đúng neem oil nguyên chất và đúng công thức thì sau khi sử dụng cây sẽ rất khỏe, lá cây xanh mướt. Và tất nhiên rệp, nhện, bọ trĩ… chả còn nữa.
- Có thể bạn quan tâm:
- Bảng Giá Tinh Dầu Thiên Nhiên
- Nhà Cung Ứng Tinh Dầu Neem Uy Tín – Đảm Bảo Chất Lượng
-
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu neem nguyên chất
- Lợi ích – công dụng của Dầu Neem – Dầu Sầu Đâu – Neem Oil trong bài viết này chỉ có hiệu quả khi sử dụng tinh dầu thiên nhiên nguyên chất, không có tác dụng khi sử dụng các loại tinh dầu giả, hương liệu-hóa chất. Vì vậy, Quý khách nên chọn mua những công ty có uy tín và đạt chuẩn.
- Bài viết cung cấp thông tin chuyên môn nhằm làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có liên quan đến tinh dầu này.
- Tinh dầu khi sử dụng trực tiếp lên da, cần được pha loãng với dầu nền như dầu dừa, dầu hướng dương với tỷ lệ thích hợp. Không nên sử dụng tinh dầu nguyên chất 100%.
- Không sử dụng tinh dầu với các vùng da nhạy cảm, đặc biệt là mắt.
- Khi sử dụng tinh dầu để pha chế thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm thì cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Để đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn từng ngành.
- Bài viết này là Tài Sản Trí Tuệ của Công Ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare, mọi hình thức sao chép khi chưa được Chúng tôi cho phép bằng văn bản điều vi phạm Bản Quyền và bất hợp pháp.
- Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare™
Hướng Dẫn Sử Dụng Dầu Neem Đơn giản Hiệu Quả Tại Nhà
Sản phẩm liên quan
120.000₫ - 1.650.000₫150.000₫ 120.000₫
Tiết kiệm: 30.000₫ (20%)
Chia sẻ :