-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Làm Dầu Gió Tại Nhà
- Từ xa xưa, khi mà khoa học chưa phát triển, con người đã biết cách sản xuất dầu gió và sử dụng dầu gió để chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật. Vậy dầu gió có những loại nào? Dầu gió được sản xuất như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết về cách làm dầu gió đơn giản tại nhà qua bài viết dưới đây.
-
Dầu Gió Là Gì?
- Thành phần chính của dầu gió là tinh dầu & thảo dược (tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu hương nhu, tinh dầu quế, tinh dầu tràm…) và các chất chiết xuất từ tinh dầu (menthol, methyl salicylat, camphor…).
- Theo y học, dầu gió có tác dụng giúp hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng. Dùng chữa những chứng bệnh thông thường rất hiệu quả như cảm lạnh, cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau khớp, đau cơ bắp, đầy hơi, khó tiêu, đau dây thần kinh, côn trùng đốt…
- Để tìm hiểu sâu hơn về cách làm dầu gió tại nhà chúng ta cần tìm hiểu thêm các loại nguyên liệu sản xuất dầu gió bao gồm những gì?
-
Nguyên Liệu Làm Dầu Gió Bao Gồm:
- Tinh Dầu Thiên Nhiên Gồm Các Loại Dưới Đây:
- Tinh Dầu Bạc Hà nguyên chất (Peppermint Essential Oil)
- Tinh Dầu Quế (Cinnamon Essential Oil)
- Tinh Dầu Tràm 99% (Eucalyptol 99%) (Cineole 99%)
- Tinh Dầu Lộc Đề Xanh (Winter Green Essential Oil)
- Tinh Dầu Long Não (Camphor Essential Oil)
- Tinh Dầu Đinh Hương (Clove Essential Oil)
- Tinh Dầu Ngọc Lan Tây (Ylang Ylang Essential Oil)
- Tinh Dầu Hương Nhu (Tulsi Essential Oil)
- Tinh Dầu Hương Thảo (Rosemary Essential Oil)
- Capsicum Essential Oil (Capsaicin Oleoresin)
- Bột Long Não Đông Y (Camphor)
- Tinh Thể Bạc Hà, Methyl Salicylate Và Màu Dược Phẩm
- Tinh Thể Bạc Hà – Tinh Bạc Hà Khô (Menthol Crystal)
- Methyl Salicylate Và Màu Dược Phẩm.
- Một Số Loại Dầu Có Sử Dụng Thêm Dầu Nền
- Dầu Hướng Dương (Sunflower Oil)…
- Dầu Khoáng, Parafin Oil (Dùng lâu không an toàn đối với sức khỏe, đây là sản phẩm tổng hợp từ quá trình sản xuất xăng, dầu hỏa)
-
Các Bước Thực Hiện Làm Dầu Gió
- Bước 1: Mua sản phẩm và đọc thành phần chính trên bao bì hoặc hướng dẫn sử dụng trong hộp.
- Bước 2: So sánh các thành phần hoạt chất chính với thành phần chính của từng loại tinh dầu bên dưới.
- Bước 3: Mix (trộn) tinh dầu theo tỷ lệ % các chất như trong sản phẩm dầu gió cần làm.
- Bước 4: Thêm, bớt nhiều lần tỷ lệ % các loại tinh dầu và các chất liên quan đến khi nào gần giống với sản phẩm mẫu.
-
Để Có Hoạt Chất Methyl Salicylate Trong Dầu Gió Ta Có 2 Lựa Chọn
- Methyl Salicylate tự nhiên được sản xuất từ tinh dầu lộc đề xanh.
- Ưu điểm: An toàn cho người sử dụng
- Nhược điểm: Giá thành cao, dầu có màu đỏ hồng khó tạo màu như yêu cầu.
- Methyl Salicylate tổng hợp được tổng hợp từ các hóa chất.
- Ưu điểm: Không màu, giá thành rẻ
- Nhược điểm: Không an toàn cho người sử dụng lâu dài.
-
Đặc Biệt Chú Ý Khi Mua Và Sử Dụng Methyl Salicylate
- Hiện nay, Methyl Salicylate bán tại thị trường Việt Nam hầu hết có xuất xứ trung quốc, dùng lâu ngày rất ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Nên chọn Methyl Salicylate có xuất xứ Ấn Độ hoặc Pháp là tốt nhất.
-
Đặc Tính & Hoạt Chất Chính Của Các Loại Nguyên Liệu Làm Dầu
- Tinh Dầu Bạc Hà nguyên chất (Peppermint Essential Oil) có thành phần hoạt chất chính là Menthol, tinh dầu có màu vàng nhạt hoặc không màu, mùi hương thơm the mát như trong dầu gội bạc hà, tinh dầu khi bôi thoa lên da có cảm giác vừa nóng vừa mát lạnh.
- Tinh Thể Bạc Hà – Tinh Bạc Hà (Menthol Crystal) có thành phần hoạt chất chính là Menthol > 99,5%. menthol được hình thành trong quá trình cô đặc tinh dầu bạc hà. Menthol là chất rắn màu trắng tinh thể, có mùi thơm bạc hà mạnh the mát, ngửi vào cảm thấy thông mũi, khi bôi tinh thể menthol lên da sẽ cảm thấy vừa nóng vừa mát lạnh.
- Tinh Dầu Đinh Hương (Clove Essential Oil) có thành phần hoạt chất chính Eugenol > 80%, tinh dầu có màu vàng nhạt, có mùi như nha khoa, khi bôi lên da rất nóng.
- Tinh Dầu Lộc Đề Xanh (Winter Green Essential Oil) có hoạt chất chính là Methyl Salicylate, tinh dầu có màu đỏ hồng, mùi thơm đặc trưng, khi bôi lên da rất nóng.
- Tinh Dầu Long Não (Camphor Essential Oil) có hoạt chất chính là Camphor, tinh dầu có màu vàng nhạt hoặc không, mùi thơm đặc trưng gỗ long não, khi bôi lên da cảm thấy hơi nóng.
- Tinh Dầu Vỏ Quế (Cinnamon Essential Oil) có hoạt chất chính là Cinnamaldehyde, tinh dầu có màu vàng sáng đến nâu cánh dán. tinh dầu quế có mùi thơm đặc trưng vỏ quế, không bôi trực tiếp lên da. (tinh dầu rất nóng)
- Capsicum Essential Oil có hoạt chất chính là Capsaicin Oleoresin 0.56 – 1 M SHU, tinh dầu có màu đỏ đậm. Capsaicin Oleoresin có mùi thơm đặc trưng của ớt, cẩn thận không bôi trực tiếp lên da. (tinh dầu rất nóng rát) Xem thêm: SHU là gì? Độ cay của ớt là gì? Click tại đây…
-
Cách Chọn Nhà Cung Cấp Nguyên Liệu Uy Tín Chất Lượng
- Dầu gió là sản phẩm dùng trực tiếp lên da, hít, xông qua đường thở, vì vậy điều đầu tiên cần nghĩ đến trước khi sản xuất kinh doanh dầu gió phải an toàn cho người tiêu dùng, muốn làm được điều này thì phải lựa chọn nhà cung cấp như sau:
- Nhà cung cấp tinh dầu nhập khẩu trực tiếp số lượng lớn từ nước ngoài thì mới kiểm soát được chất lượng và có nguồn cung ứng ổn định.
- Đến tận nơi xem quy mô kinh doanh của nhà cung cấp tinh dầu
- Nếu ở xa thì nhờ người quen đến kiểm tra quy mô nhà cung cấp, sau đó đặt thử mỗi loại 1 lít/kg về test sản phẩm trước khi mua số lượng lớn.
- Yêu cầu cung cấp các chứng nhận xuất xứ theo từng lô hàng.
- Mua hàng nguyên thùng, nguyên seal.
-
Cách Sử Dụng Dầu Gió Đúng Cách
- Trước khi bôi dầu, cần rửa sạch và lau khô tay cũng như vùng da bị đau, dùng đầu ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp rồi bôi thoa lên vùng đau nhức, massage nhẹ nhàng, ngoài ra dầu gió cũng có thể được dùng để bôi lên vết côn trùng cắn như muỗi, kiến đốt.
-
Khuyến Cáo Khi Sử Dụng Dầu Gió
- Dầu gió chỉ nên sử dụng ngoài da, tuyệt đối không nên ăn, uống
- Khi dùng dầu gió chỉ bôi ở nơi bị đau, hay vùng cạo gió.
- Không bôi dầu vào vùng da nhạy cảm như mắt, vết thương hở, vùng da trầy xước.
- Không sử dụng dầu gió với trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai hay đang cho con bú.
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Bạn sẽ quan tâm:
- Hướng Dẫn Cách Làm Dầu Xoa Bóp Đơn Giản Tại Nhà
Hướng Dẫn Cách Làm Dầu Gió Tại Nhà
Sản phẩm liên quan
250.000₫ - 6.500.000₫350.000₫ 250.000₫
Tiết kiệm: 100.000₫ (29%)
105.000₫ - 4.000.000₫115.000₫ 105.000₫
Tiết kiệm: 10.000₫ (9%)
Chia sẻ :