-
Dầu Tràm Huế Là Gì? Tác Dụng Và Cách Sử Dụng Hiệu Quả
- Dầu Tràm Huế (Cajeput Essential Oil) là một trong những loại tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Tinh Dầu Tràm Huế được chưng cất ra bằng phương pháp chưng cất hơi nước từ lá của cây tràm gió Cajeput với nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm: Chữa cảm lạnh, cảm cúm, ngạt mũi, thường dùng để xông sát trùng đường hô hấp, dùng để uống có tác dụng chống co thắt, giảm đau, chữa viêm họng, tan đờm, hỗ trợ các vấn đề tiêu hóa. Ngoài ra, có thể sử dụng Tinh Dầu Tràm Huế để bôi thoa trị nhức mỏi, tê thấp, bôi vết trầy xước, sát trùng vết bỏng, giúp mau lành vết thương…
-
1. Thông tin cây tràm
- Cây tràm gió còn gọi là cây lá chè đồng (Melaleuca Cajuputi Powell), họ Sim (Myrtaceae), cây nhỏ thường ở dạng bụi, cao đến 7 mét, cành màu nâu, trắng nhạt có lông mềm, lá màu xanh lục nhạt, phiến lá hình mác nhọn, cứng, dễ gãy dài 6-12 cm, rộng 2-3cm với nhiều gân chính chạy dọc theo lá và các gân phụ hợp thành. Tràm gió mọc nhiều ở các nước Châu Á như: Việt Nam, Indonesia, Campuchia. Ở Việt Nam tràm mọc tự nhiên rải rác trên các đồi trọc miền Bắc (Như Vĩnh Phúc, Bắc Thái, Hà Bắc), và tập trung nhiều ở miền Trung và miền nam (Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang…)
- Cây tràm có nguồn gốc, phân bố và phân loại khác nhau: Tuy nhiên, do đặc trưng về thổ nhưỡng ở Miền Trung mà đặc biệt là khu vực Thừa Thiên – Huế nên Cây Tràm nơi đây cho ra loại tinh dầu tràm có hương vị rất đặc trưng và khác biệt với nhiều loại tinh dầu tràm khác như: Tây Ninh, Long An & nhiều nơi khác; Tinh Dầu Tràm Huế là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Tinh dầu tràm Huế nổi tiếng không những ở Việt Nam và Thế Giới bởi hương vị đặc trưng có một không hai; Dầu Tràm Huế là một món quà ý nghĩa cho người thân mỗi dịp Du Khách có dịp đi qua khúc ruột Miền Trung này.
-
2. Tiêu chuẩn kỹ thuật của Tinh Dầu Tràm theo dược điển Việt Nam 4
- Mùi vị của Tinh Dầu Tràm Huế: Mùi tràm đặc trưng
- Màu sắc của Tinh Dầu Tràm Huế: Tinh dầu tràm có màu vàng nhạt, hay có khi có màu lục nhạt, tan trong 1-2 thể tích ethanol 80%.
- Tỷ trọng ở 20 độ C: 0.9-0.925
- Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C: 1.466-1.472
- Góc quay cực ở 20 độ C: -4 độ đến – 1 độ C
-
3. Phân biệt Dầu Tràm Trà & Dầu Tràm Huế
- Tinh Dầu Tràm Huế – Cajeput Essential Oil chiết xuất từ lá cây tràm gió có tên thực vật là Melaleuca Cajuputi, thành phần hoạt chất chính chủ yếu chứa Cineol-C10H18O (Eucalytol), Limonene, Alpha Terminal, Hydrocarbon monoterpene, Alcohol.
- Tinh Dầu Tràm Trà -Tea Tree Essential Oil là tinh dầu được chiết xuất từ lá của cây tràm trà có tên thực vật là Melaleuca alternifolia, thành phần chủ yếu là terpinen-4-ol, Gamma-terpinene, Cineole.
-
4. Các Thành phần hóa học chứa trong Dầu Tràm Huế
- Tinh Dầu Tràm Huế chứa thành phần chủ yếu là CINEOL. Đây là một hợp chất hữu cơ tự nhiên giúp tạo nên tác dụng của dầu tràm. Tỷ lệ các chất như sau: Cineol 45 – 60.2 %; Alpha-Terpineol 5.9 – 12.5%; Limonene 4.5 – 8.9% ; Beta-caryophyllene 3.8 – 7.6%.
-
5. Công dụng của Dầu Tràm Huế
-
a. Hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường hô hấp
- Tinh dầu Tràm Huế giúp giảm ho, điều trị viêm xoang, làm lỏng và tiêu hao dịch nhày chứa trong xoang, giảm đau khớp, đau đầu và đau cơ. Khi bạn nghẹt mũi do cảm lạnh có thể xông tinh dầu tràm gió để sát trùng đường hô hấp, làm thông mũi, dễ thở.
-
b. Dầu Tràm Huế chăm sóc làn da
- Tinh Dầu Tràm Huế có đặc tính làm se nên có khả năng làm se khít lỗ chân lông, cân bằng được tuyến nhờn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Cũng nhờ những đặc tính đặc biệt này mà Tinh Dầu Tràm gió thường được sử dụng trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm và kem dưỡng da.
-
c. Giảm đau
- Tinh Dầu Tràm Huế Cajeput Oil được xem là một loại thuốc giảm đau tự nhiên, nghĩa là giảm cảm giác đau đớn, khi sử dụng bôi thoa trực tiếp, trong nha khoa, tinh dầu tràm có tác dụng giảm đau khi nhổ răng, nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, chống viêm của nó.
-
d. Ngăn ngừa nhiễm trùng
- Dầu Tràm Huế có tính chất đặc tính kháng khuẩn, sát trùng, chống viêm hiệu quả. Đây có lẽ là những đặc tính được đánh giá cao nhất của tinh dầu tràm gió. Chúng được sử dụng để phòng và trị nhiễm trùng móng, nấm chân, mụn cóc, trị mẩn ngứa, sát khuẩn chống nhiễm trùng, phòng ngừa viêm lợi…
-
e. Cải thiện chứng co thắt
- Tinh dầu tràm có khả năng giảm co thắt, giảm viêm, giảm sưng đau, giải quyết trong các trường hợp chuột rút, co cơ, căng cơ do vận động quá sức.
- Có một điều khá đặt biệt là Tinh dầu tràm gió Cajeput không cần pha loãng với dầu nền trước khi sử dụng. Bạn có thể sử dụng bôi thoa trực tiếp lên các vết thương, vết bong gân, chỗ đau nhức sẽ cảm nhận được sự thoải mái ngay sau đó.
-
f. Giải độc cơ thể
- Tinh Dầu Tràm – Cajeput Oil kích thích tuần hoàn, tăng cường lưu thông máu, làm ấm cơ thể và tăng sự tiết ra mồ hôi. Nhờ đó các chất độc hại dư thừa lâu ngày bên trong cơ thể cũng đi theo mồ hôi ra ngoài cơ thể theo cách tự nhiên nhất.
-
g. Trị liệu bằng liệu pháp mùi hương
- Tinh dầu tràm thường được dùng để khuếch tán để lan tỏa hương thơm ra không khí tạo không gian tươi mát giúp sát khuẩn, khử trùng, thanh lọc không khí. Ngoài ra khi xông hơi, xông thơm hoặc hít trực tiếp, thì tinh dầu tràm giúp chúng ta thư giãn, giảm mệt mỏi, loại bỏ stress. Đồng thời góp phần xua đuổi cả các loại côn trùng gây hại. Khi ngạt mũi thì bạn hãy hít tinh dầu tràm gió, hoặc xông bằng cốc nước nóng sẽ giảm tình trạng nghẹt mũi ngay tức thì.
-
h. Xua đuổi và tiêu diệt côn trùng
- Tinh Dầu Tràm Huế – Cajeput Oil nổi tiếng với khả năng xua đuổi và tiêu diệt một số loại côn trùng như muỗi, kiến, dán… và một số loại sâu bệnh. Bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm gió để thoa lên vết côn trùng cắn để giảm sưng viêm, giảm ngứa, mau lành vết thương.
-
6. Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu Tràm gió Cajeput
- Tuy Dầu Tràm Huế – Cajeput Oil khá lành tính, nhưng chúng ta cũng cần phải lưu ý trong một số trường hợp sau:
- Khi bạn chưa sử dụng tinh dầu tràm lần nào, thì bây giờ bạn nên thử dùng một ít để bôi lên vùng da cần chăm sóc và theo dõi xem cơ thể bạn có thích nghi, và không bị kích ứng. Nếu không có vấn đề gì xảy ra thì bạn tiếp tục sử dụng với hàm lượng tăng.
- Nếu xảy ra tình trạng kích ứng khi sử dụng thì nên ngưng ngay.
- Người bị hen suyễn chỉ nên dung tinh dầu tràm với tỷ lệ thấp.
- Khi dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ nhỏ, cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Bạn sẽ quan tâm:
Dầu Tràm Huế là gì? Tác dụng và cách sử dụng hiệu quả
Sản phẩm liên quan
120.000₫ - 1.650.000₫150.000₫ 120.000₫
Tiết kiệm: 30.000₫ (20%)
Chia sẻ :