Hỗ trợ: 0932696777

Email: tinhdaufacare1979@gmail.com

11 Tác Dụng Sức Khỏe Của Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil

11 Tác Dụng Sức Khỏe Của Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil

Ginger Oil là gì? Tinh Dầu Gừng có tên tiếng Anh là Ginger Oil được chiết xuất hơi nước có nhiều tác dụng cho sức khỏe  gồm có thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau, trị eczema, điều trị mụn và dị ứng, tốt cho hô hấp, điều hòa kinh nguyệt, bảo vệ sức khỏe gan, giảm say tàu xe, tăng cường ham muốn tình dục, thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa ung thư.

  • Ginger Essential Oil, tên Khoa Học: Zingiber Officinale. Thuộc họ Gừng-Zingiberaceae.
  • Gừng là một loại cây lâu năm có nguồn gốc từ Nam Á, có những chùm hoa trắng hoặc vàng.
  • Củ Gừng là một loại gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn. Tinh Dầu Gừng được chiết xuất từ củ (rễ) của cây gừng, có mùi thơm, vị cay, tính ấm, thường được sử dụng cho mục đích dược liệu.
  • Tinh Dầu Gừng có màu vàng, hương thơm ngọt, cay khác nhau tùy vào loại gừng, phương pháp chiết xuất, có màu vàng nhạt, tỷ trọng ở 25 độ c: 0.868-0.880, chỉ số khúc xạ ở 25 độ c: 1.4890-1.4894, góc quay cực ở 25 độ c: -28 đến 45 độ. Thành phần hóa học chính trong tinh dầu gừng là Zingiberene>25%.
  • Thành phần hóa học chính trong tinh dầu gừng: A-camphen, B-phelandren một carbur là zingiberen một alcol sesquiterpen, các phenol( Cineol, Citral Borneol, Geraniol, Linalol, Zingiberol). Ngoài ra còn có 3,7% lipid, tinh bột 5% nhựa dầu trong đó có các chất cay như zingeron và shogaol.
  • Trong 100kg củ gừng chiết xuất được từ 1-3kg tinh dầu gừng tùy theo giống, thổ nhưỡng, mùa vụ. Chiếm tỷ lệ 1-3%.
  • Gừng là cây gì?

  • Thông tin cây củ gừng: Gừng (danh pháp hai phần: Zingiber officinale) là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Nó được William Roscoe đặt danh pháp chính thức năm 1807, mặc dù nó đã được các tác giả khác đặt cho một loạt các danh pháp khác từ trước đó, chẳng hạn như từ trước năm 1753 khi Carl Linnaeus đưa phân loại học thành một khoa học – như Zingiber majus công bố năm 1747 của Georg Eberhard Rumphius (1627-1702), hay Amomum zingiber của chính Carl Linnaeus năm 1753.
  • Phân bố: Gừng hiện được trồng hay du nhập vào các khu vực sau đây: Australia (Queensland), Ấn Độ (gồm cả Assam, quần đảo Andaman và Nicobar), Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Đài Loan, các đảo trong vịnh Guinea, Haiti, Honduras, Indonesia (Kalimantan, quần đảo Sunda Nhỏ), quần đảo Leeward, Madagascar, Malaysia (bán đảo, Sarawak, Sabah), Mauritius, Mexico, Myanmar, Nepal, Philippines, Puerto Rico, Rodrigues, Réunion, Sri Lanka, Thái Lan, Trinidad và Tobago, Trung Quốc (trung nam, đông nam, đảo Hải Nam), Việt Nam, quần đảo Windward cũng như được trồng ở một loạt các nước khác như Cameroon, Côte d’Ivoire, Ethiopia, Ghana, Hàn Quốc, Kenya, Mali, Nhật Bản, Nigeria, Peru, Tanzania, Uganda v.v…
  • Phân loại: Baker (1892) và Schumann (1904) xếp Z. officinale trong tổ Lampugium / Lampuzium (= tổ Zingiber).
  • Mô tả: Thân rễ mập, mọng thịt, phân nhiều nhánh, đôi khi trông giống như bàn tay bị sưng phồng. Thân rễ có lớp vỏ ngoài như bần, màu nâu (thường được loại bỏ trước khi sử dụng) và phần ruột màu vàng nhạt với mùi thơm nồng giống mùi chanh và cay. Chồi lá (thân giả) cao 0,5-1,25 m, mọc hàng năm từ các chồi trên thân rễ. Các thân giả này được hình thành từ một loạt các gốc lá (bẹ) quấn chặt vào nhau; lưỡi bẹ hơi 2 thùy, dài 2–10 mm, dạng màng; lá không cuống hoặc có cuống rất ngắn; phiến lá hình mác hay thẳng-hình mác, 15–30 cm × 2-2,5 cm, đỉnh thon nhỏ dần-nhọn thon, đáy hẹp hay nhọn, màu xanh lục, sắp xếp so le, khi non có hoặc không lông sau nhẵn nhụi. Cụm hoa mọc từ thân rễ; cuống cụm hoa 15–30 cm. Cành hoa bông thóc hình trứng-hình elipxoit tù hoặc hình trụ, 4-8 × 1,5–3 cm; các lá bắc hình trứng, 2-2,5 cm, màu xanh lục nhạt đôi khi màu ánh vàng ở mép, các lá bắc trên màu xanh lục hoặc vàng nhạt, đỉnh có mấu nhọn; lá bắc con dài 2-2,5 cm, hình ống, màu ánh xanh lục. Đài hoa dài 1-2,5 cm, như thủy tinh. Tràng hoa màu xanh lục ánh vàng hoặc trắng hay vàng; ống tràng dài 2-2,5 cm; các thùy tràng hình mác nhọn, dài ~1,8 cm, màu vàng; các thùy bên 3 gân; thùy lưng 9 gân, rộng hơn. Cánh môi thuôn dài-hình trứng ngược, ngắn hơn thùy tràng hoa, 3 thùy ngắn; thùy giữa thuôn dài, mép cuộn trong, màu từ tía tới tía sẫm với đốm vàng, gần đáy có sọc, họng màu vàng đốm tía; các thùy bên ngắn, hình trứng, tù, dài 6 mm, thẳng đứng, màu tía đốm vàng. Nhị màu tía sẫm, dài bằng cánh môi. Bao phấn dài ~9 mm, màu trắng; phần phụ liên kết cong, dài ~7 mm, màu tía sẫm. Tuyến mật thuôn dài. Các cụm hoa hiếm khi xuất hiện ở các cây được trồng. Ra hoa tháng 10.
  • Thành phần hóa học: Các chất chính tạo độ cay của gừng là các hợp chất phenol không bay hơi như gingerol, gingeridion và shogaol. Tinh dầu (1% đến 3%), bao gồm zingiberen, sesquiphellandren và beta-bisabolen. Chất cay 1% đến 2,5% là các gingerol và shogaol, phần lớn trong số đó là 6-gingerol.
  • Các thành phần beta-sesquiphellandren và (-) – zingiberen cao nhất trong gừng tươi, bị phân hủy khi sấy và lưu trữ. Điều này lý giải vì sao y học cổ truyền Trung Quốc ưu tiên dùng thân rễ tươi trong điều trị cảm lạnh thông thường. Các gingerol dần dần phân hủy thành shogaol.
  • Trong y học: Gừng có nhiều công dụng y học. Thân rễ tươi hoặc khô được sử dụng trong các chế phẩm uống hoặc bôi để điều trị một số loại bệnh, trong khi tinh dầu được dùng bôi ngoài da như một loại thuốc giảm đau. Bằng chứng cho thấy gừng có hiệu quả nhất trong việc chống lại chứng buồn nôn và nôn mửa liên quan đến phẫu thuật, chóng mặt, say tàu xe và ốm nghén. Tuy nhiên, việc sử dụng gừng trong thời kỳ mang thai có an toàn hay không là một vấn đề đáng bàn và phụ nữ mang thai nên thận trọng trước khi dùng. Việc sử dụng gừng ngoài da có thể gây ra dị ứng.
  • Vị thuốc theo y học cổ truyền: Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột. Tên thuốc Bắc: khương, chữ Hán: 薑, tên khoa học: Zingiber officinale, họ Zingiberaceae, có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Thường dùng gồm: để sống dùng: sinh khương, phơi khô: can khương, đem lùi: ổi khương
  • Các thành phần hóa học trong dầu gừng là Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chavicol, citral, methyheptenone,…Có đặc tính cay ấm, có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiết dịch vị, hưng phấn ruột, xúc tiến tiêu hóa, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do lạnh. 

1. Tinh Dầu Gừng thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa

  • Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil có nhiều lợi ích sức khỏe như tiêu đờm, giảm đau, thúc đẩy tiêu hóa và kích thích lưu thông máu. Nó thường được sử dụng để điều trị khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, kiết lỵ. Bạn có thể sử dụng Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil theo cách đơn giản là thêm vài giọt vào cốc nước ấm kèm mật ong. Gừng còn có đặc tính sát trùng, có thể được dùng để điều trị ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm trùng đường ruột.
  • Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil thúc đẩy hệ thống tiêu hóa, làm tăng sự thèm ăn bằng cách kích thích tuyến dịch vị, làm cho quá trình tiêu hóa thực phẩm được nhanh chống, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tối đa từ thức ăn.

2. Tinh Dầu Gừng làm giảm đau

  • Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil có đặc tính chống viêm và giảm đau là nhờ một loại enzyme gọi là Zingibain. Tính chất giảm đau của nó làm giảm đau do viêm khớp, thấp khớp, đau đầu, đau cơ. Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil có khả năng điều chỉnh Prostaglandin là một chất sinh lý nội sinh giúp giảm đau cơ, hồi phục những chấn thương.

3.Tinh Dầu Gừng tốt cho hệ hô hấp

      • Lấy vài giọt Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil cho vào một cốc nước nóng và hít thở sâu. Nó là một loại thuốc hiệu quả để giảm đờm, hoàn toàn tự nhiên trong điều trị các vấn đề hô hấp khác nhau như cảm lạnh thông thường, ho, sốt và cảm cúm. Ngoài ra Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil còn làm giảm viêm xoang, loại bỏ chất nhầy ra khỏi khoang mũi, họng đồng thời làm sạch đường hô hấp bị tắc nghẽn.

4. Bảo vệ sức khỏe gan

        • Gan là một cơ quan cực kỳ quan trọng, tiết dịch để loại bỏ độc tố, tạp chất đảm bảo dinh dưỡng từ thực phẩm, lọc máu, loại bỏ tế bào chết và trung hòa hormone có hại. Gan đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng trao đổi chất.
        • Việc sử dụng một tách trà Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil kết hợp mật ong, hằng ngày vào mỗi sáng là một cách tự nhiên để giải độc gan. Trong Tinh Dầu Gừng chứa chất chống oxy hóa làm giảm tổn thương tế bào và tăng khả năng miễn dịch.

5. Tinh Dầu Gừng giảm say tàu xe

        • Hít Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil giúp ức chế sự tăng động của dây thần kinh phế vị gây ra buồn nôn và nôn do ngăn ngừa chức năng Serotonin trong đường tiêu hóa, nó giúp giảm bớt sự khó chịu trong các chuyến đi xa bằng tàu hay xe.

6. Tăng cường ham muốn

          • Tình trạng bất lực hoặc rối loạn chức năng cương dương ở nam giới là một trong những tình trạng phổ biến nhất, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên. Bạn có thể massage bằng Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil lên quanh khu vực nhạy cảm giúp thúc đẩy lưu thông máu, khi da hấp thụ tất cả các thành phần hoạt tính từ Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil, mùi thơm của Tinh Dầu Gừng giúp kích thích hưng phấn, giúp tăng cường ham muốn tình dục. Bạn có thể sử dụng Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil cũng mang lại hiệu quả tương tự.

7. Tăng cường hệ tuần hoàn

            • Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ, nó đã được sử dụng trong y học cổ truyền và cả y học hiện đại để tăng cường tim. Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng Tinh Dầu Gừng có thể làm cho máu tuần hoàn thông suốt, giảm mỡ máu ở vành mạch máu. Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch bằng cách bảo vệ các tế bào nội mô làm cho các mạch máu thông suốt.
            • Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil làm giảm CRP máu( protein phản ứng c), làm giảm mức cholesterol và điều hòa lượng đường trong máu, hỗ trợ hạ đường huyết bằng cách điều chỉnh hệ thần kinh thông qua kích thích thụ thể chuyển hóa và phong tỏa các kênh canxi.

8. Ngăn ngừa ung thư

              • Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil có thể đào thải tế bào chết ra khỏi cơ thể, loại bỏ các tế bào ung thư nội mạc tử cung bởi hoạt chất Terpenoids có trong Tinh Dầu Gừng, tương tự như vậy, Zerumbone, một chất khác trong Gừng có thể gây ra apoptosis trong tế bào ung thư tuyến tụy và khiến các tế bào ung thư đại trực tràng trở nên nhạy cảm hơn với bức xa, cho phép xạ trị hiệu quả hơn. Ngoài ra, nó cản trở sự hình thành mạch máu trong ung thư da, đó là một cơ chế mà các tế bào này sử dụng để tăng cường sự phát triển và duy trì sự sống của chúng. Việc giải quyết những đột biến này trong giai đoạn đầu giúp ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.

9. Làm giảm đau bụng kinh

                • Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt, thường kéo dài 2-3 ngày. Dùng Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil thoa vùng bụng dưới để giảm đau do kinh nguyệt. Tinh Dầu Gừng ấm làm dịu cơ và giảm viêm.

10. Điều trị mụn trứng cá

                  • Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil giải độc cho da và khắc phục các vấn đề về da như mụn trứng cá, làm giảm sưng viêm, tiêu diệt vi khuẩn. Bạn có thể pha trộn Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil với dầu nền khi sử dụng cho da mặt. Ngoài ra nó còn giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tổn thương bởi các gốc tự do bởi hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bạn hãy thêm vài giọt tinh dầu vào kem dưỡng ẩm sẽ giúp da bạn khỏe mạnh hơn.

11. Tinh Dầu Gừng mang lại sức khỏe thể chất lẫn tinh thần

                    • Bạn hãy cho vài giọt Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil vào máy khuếch tán để lan tỏa hương thơm hoặc cho vào bồn tắm để tận hưởng mùi thơm kỳ diệu từ Gừng để làm dịu hệ thần kinh. Ngoài ra, Tinh Dầu Gừng pha trộn với dầu nền thoa vào vùng cơ bắp bị đau nhức có thể làm giảm đau, thúc đẩy lưu thông máu. Giúp tinh thần sảng khoái và thư thái. Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil với nhiều đặc tính, công dụng tuyệt vời được dùng để pha chế thuốc, thực phẩm đóng hộp và nhiều loại mỹ phẩm khác.
                    • Có thể bạn quan tâm:
                    • Cách Sử Dụng Tinh Dầu Tràm Trà – Tea Tree Oil
                    • 9 Tác Dụng Sức Khỏe Của Tinh Dầu Cam Hương

                    • Lưu ý khi sử dụng Tinh Dầu Gừng – Ginger Oil

                    • Lợi ích – công dụng của Tinh Dầu Gừng- Ginger Essential Oil trong bài viết này chỉ có hiệu quả khi sử dụng tinh dầu thiên nhiên nguyên chất, không có tác dụng khi sử dụng các loại tinh dầu giả, hương liệu-hóa chất. Vì vậy, Quý khách nên chọn mua những công ty có uy tín và đạt chuẩn.
                    • Bài viết cung cấp thông tin chuyên môn nhằm làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có liên quan đến tinh dầu này.
                    • Tinh dầu khi sử dụng trực tiếp lên da, cần được pha loãng với dầu nền như dầu dừa, dầu hướng dương với tỷ lệ thích hợp. Không nên sử dụng tinh dầu nguyên chất 100%.
                    • Không sử dụng tinh dầu với các vùng da nhạy cảm, đặc biệt là mắt.
                    • Khi sử dụng tinh dầu để pha chế thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm thì cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Để đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn từng ngành.
                    • Bài viết này là Tài Sản Trí Tuệ của Công Ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare, mọi hình thức sao chép khi chưa được Chúng tôi cho phép bằng văn bản điều vi phạm Bản Quyền và bất hợp pháp.
                    • Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Dược Liệu Facare™
Sản phẩm liên quan
dầu viêm xoang GIA TRUYỀN GIÁ SỈ 1
45.000 30.000
Tiết kiệm: 15.000₫ (33%)
Dầu Nóng Methyl Salicylate Bán Sỉ Kg Lít
120.000 - 1.650.000150.000 120.000
Tiết kiệm: 30.000₫ (20%)
Mua hàng

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ :

Tìm kiếm bài viết (Blog)

KIẾN THỨC

Bình luận của bạn đọc

Bình luận gần đây

Chuyên mục

Scroll to Top
0932696777
Liên hệ